Cùng với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp lớn hướng tới việc đầu tư và phát triển sản phẩm ra thị trường nước ngoài nhằm khai thác tốt thị trường toàn cầu. Vì vậy, một chiến lược Marketing quốc tế cần được lập ra để doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, tồn tại và phát triển được tại môi trường đầy cạnh tranh. Nhu cầu xuất nhập khẩu hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ Marketing thị trường trong nước mà còn phải đẩy mạnh ra cả quốc tế. Vậy thì Marketing quốc tế là gì? Chúng ta cùng LADIGI – Công ty dịch vụ Digital Marketing tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Marketing quốc tế là gì?
Marketing quốc tế (International Marketing) được hiểu là tiếp thị quốc tế được định nghĩa là hiệu suất của các hoạt động kinh doanh được thiết kế để lập kế hoạch, giá cả, quảng bá và định hướng dòng hàng hóa và dịch vụ của công ty tới người tiêu dùng hoặc người dùng ở nhiều quốc gia để kiếm lợi nhuận. Sự khác biệt duy nhất giữa các định nghĩa về tiếp thị trong nước và tiếp thị quốc tế là trong trường hợp sau, các hoạt động tiếp thị diễn ra ở nhiều quốc gia. Bất kể trong nước hay quốc tế, mục tiêu Marketing vẫn giống nhau đối với các nhà tiếp thị. Mục tiêu là kiếm lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ tại các khu vực địa lý có nhu cầu cho họ.
Khái niệm Marketing quốc tế chỉ khác với Marketing ở chỗ “hàng hóa (và dịch vụ) được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một Quốc gia” Dù sự khác biệt này không lớn lắm, nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi quan trọng trong cách quản trị Marketing (Marketing Management), cách giải quyết các trở ngại của Marketing, việc thành lập các chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này. Nói cách khác, đây chính là hoạt động Marketing xuyên lục địa, đa quốc gia.
Marketing quốc tế là gì? Marketing quốc tế (International Marketing) được hiểu là tiếp thị quốc tế
2. Phân loại Marketing quốc tế
2.1. Marketing xuất khẩu (Export Marketing)
Ðây là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Như vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi vì nhân viên tiếp thị (Marketer) phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị, luật pháp, môi trường VH-XH đều khác với các điều kiện, môi trường trong nước, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chương trình Marketing trong nước của mình nhằm để đưa hàng hóa thâm nhập thị trường nước ngoài.
2.2. The Foreign Marketing
Hoạt động Marketing bên trong các quốc gia mà ở đó Công ty của ta đã thâm nhập; Marketing này không giống Marketing trong nước vì chúng ta phải đương đầu với một loại cạnh tranh mới, cách ứng xử của người tiêu thụ cũng khác, hệ thống phân phối, quảng cáo khuyến mãi khác nhau và sự việc càng phức tạp hơn nữa vì mỗi quốc gia đều có môi trường Marketing khác nhau, thử thách quan trọng ở đây là các Công ty phải hiểu môi trường khác nhau ở từng nước để có chính sách phù hợp, đó là lý do tại sao các chuyên viên Marketing cao cấp thành công ở một nước này nhưng lại rất ngán ngại khi có yêu cầu điều động sang một nước khác.
2.3. Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing)
Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường khác nhau. Nhân viên Marketing phải có kế hoạch và kiểm soát cẩn thận nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẻ.
Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, điều đó đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường ra quốc tế của hầu hết các doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp vươn ra môi trường quốc tế cần xây dựng được chiến lược Marketing quốc tế riêng. Cần xem xét nguồn lực để tham gia vào môi trường quốc tế hay không.
3. Những thách thức trong Marketing quốc tế
Khi so sánh với Marketing nội địa, Marketing quốc tế có một số thách thức nhất định. Các Marketer thường không hiểu rõ về thị trường nước ngoài vì thế phải dành thời gian tìm hiểu kĩ lưỡng khi có kế hoạch thâm nhập thị trường.
Những thách thức có thể là:
- Sự cạnh tranh
- Rào cản pháp lí
- Sự kiểm soát của nhà nước
- Hành vi mua sắm của khách hàng khác nhau
- Sự khác biệt về thời tiết khí hậu
Kiểm soát các nhân tố nêu trên để tạo ra một thị trường vững mạnh là hầu như không thể đối với các Marketers vì hầu hết chúng đều vượt quá tầm kiểm soát. Vì thế, các Marketer cần tập trung vào những gì họ có thể kiểm soát thay vì những thứ ngoài tầm với của họ. Nhà quản trị Marketing quốc tế phải chấp nhận các điều kiện hiện tại theo các có thể làm thuận lợi quá trình hoạt động của họ ở nước ngoài và phải lường trước được những kết quả tạo ra bởi hành động của họ.
Điều làm Marketing quốc trở nên thú vị trên thị trường quốc tế là sự thật rằng các Marketer phải nhận thức được các yếu tố – sản phẩm, giá cả, khuyến mại, phân phố và nghiên cứu, luôn phải để tâm đến các nhân tố không thể kiểm soát được của thị trường như sự cạnh tranh, chính trị, luật, hành vi khách hàng, công nghệ để đạt được mục tiêu Marketing.
4. Những lưu ý khi thâm nhập thị trường quốc tế (Marketing quốc tế)
4.1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường sẽ quyết định sự thành công hay không của việc vươn ra thị trường quốc tế. Nghiên cứu thị trường thế giới sẽ cần cả một quá trình, thời gian thu thập tài liệu, các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích, đánh giá các thông tin để có thể hiểu, nắm bắt được xu thế, biến động thị trường thế giới trong từng lĩnh vực, dịch vụ, sản phẩm. Tạo tiền đề, cơ sở xây dựng chiến lược Marketing.
4.2. Nghiên cứu về văn hóa, nhân khẩu học của nước sở tại
Văn hoá, yếu tố nhân khẩu học là yếu tố của môi trường Marketing ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động Marketing của các doanh nghiệp, cụ thể:
- Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong Marketing như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược Marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và hoạt động Marketing.
- Văn hoá hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các công cụ khác nhau của hệ thống Marketing- mix của doanh nghiệp trong đó đặc biệt đáng lưu ý là ảnh hưởng đến công cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.
4.3. Nghiên cứu và hiểu rõ về môi trường pháp luật của nước sở tại
Cần biết và tuân thủ đầy đủ các chính sách của nước sở tại, với mỗi quốc gia đều có luật lệ riêng biệt. Doanh nghiệp cần lưu ý, hoặc tìm một người về lĩnh vực luật để thông qua.
4.4. Đưa ra chiến lược Marketing phù hợp với môi trường quốc tế
Cần nghiên cứu về hành vi, thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu để thay đổi sản phẩm, bao bì, giá, dịch vụ để phù hợp nhất.
5. Vì sao cần áp dụng Marketing quốc tế
5.1. Trong nước
- Thị trường trong nước quá nhỏ và phân mảnh
- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt khi thị trường mở cửa
- Năng lực sản xuất dư thừa
- Chính sách thúc đẩy ra thị trường nước ngoài
5.2. Nước ngoài
- Do thế giới ngày càng “phẳng”, tạo ra cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường.
- Do những lợi ích đáng kể từ quốc tế hóa, tìm kiếm các nguồn tài nguyên.
6. Nội dung Marketing quốc tế
6.1. Đánh giá thị trường quốc tế
Đánh giá thị trường quốc tế là việc đánh giá các yếu tố sau:
- Nhu cầu cơ bản và tiềm năng
- Các điều kiện về kinh tế và tài chính
- Những tác động của chính trị và luật pháp
- Những tác động của văn hoá và xã hội
- Môi trường cạnh tranh
- Nghiên cứu thực địa
6.2. Tìm hiểu phân khúc thị trường
- Tìm hiểu về phân khúc thị trường nhằm xác định các nhóm khách hàng riêng biệt có sự khác biệt quan trọng về động thái mua.
- Các thị trường được phân khúc theo: Địa lí, đặc điểm nhân khẩu, các yếu tố văn hóa xã hội, tâm lí.
- Mục đích: Thiết kế chiến lược Marketing mix (Marketing hỗn hợp) phù hợp từng phân khúc thị trường nhằm tối đa hóa doanh số bán hàng.
- Các nhà quản trị công ty đa quốc gia xem xét phân khúc thị trường ở quốc gia khác cần nhận biết hai vấn đề: Sự khác biệt giữa các nước trong cấu trúc các phân khúc thị trường và các phân khúc thị trường không có biên giới quốc gia.
6.3. Các chiến lược Marketing quốc tế
- Chiến lược sản phẩm
- Chiến lược phân phối
- Chiến lược chiêu thị
- Chiến lược giá
Kết luận
Hy vọng những thông tin “Marketing quốc tế là gì? Vì sao cần áp dụng Marketing quốc tế” hữu ích cho bạn và doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm:
- Wifi Marketing là gì? 4 mô hình Wifi Marketing phổ biến nhất 2020
- Brand Marketing là gì? 5 hoạt động chủ yếu của Brand Marketing
- Facebook Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Facebook Marketing hoàn hảo
- Mobile Marketing là gì? Triển khai chiến dịch Mobile Marketing hiệu quả 2020
- Direct Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến dịch Direct Marketing hoàn hảo
- Marketing Automation là gì? Tất tần tật về Marketing Automation
- Viral Marketing là gì? Cách xây dựng chiến dịch Viral Marketing hiệu quả nhất
- Social Media Marketing là gì? Cách xây dựng lập kế hoạch Social 2020
- Outbound Marketing là gì? Các hình thức của Outbound Marketing hiện nay
- Inbound Marketing là gì? Hoạt động & chiến lược Inbound Marketing năm 2020
- Marketing Mix là gì? Tất tần tật về Marketing Mix năm 2020
- Marketing Mix 7P là gì? Những thành phần trong Marketing Mix 7P
- Trade Marketing là gì? Thiết lập chiến lược Trade Marketing cho doanh nghiệp
- Influencer Marketing là gì? Cách xây dựng chiến dịch Influencer Marketing hoàn hảo
- Affiliate Marketing là gì? Các bước kiếm tiền với Affiliate Marketing năm 2020
- Performance Marketing là gì? Những điều bạn cần biết về Performance Marketing
- SMS Marketing là gì? Lợi ích, các bước thực hiện chiến lược SMS Marketing
- Buzz Marketing là gì? Cách tạo Buzz gây bão truyền thông
- Marketing Research là gì? Các bước làm Marketing Research như thế nào?
- Marketing 4.0 là gì? Xu hướng Marketing 4.0 hiện nay (update 2020)
Tham khảo thêm các thông tin khác tại: https://nhptrinh.blogspot.com
Nhận xét
Đăng nhận xét