Marketing Mix 7P chính là phiên bản Marketing Mix 4P mở rộng. Hay nó cũng chính là Marketing hỗn hợp 4P nhưng được mở rộng thêm 3P nữa để trở thành Marketing hỗn hợp 7P như ngày nay. Việc xuất hiện của Marketing Mix 7P là điều tất yếu không thể tránh khỏi khi thế giới đang ngày càng trở nên khắt khe và “khó tính” hơn trong những yêu cầu của mình. Vậy Marketing Mix 7P là gì? Chúng ta cùng LADIGI – Dịch vụ Digital Marketing tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. MARKETING 7P LÀ GÌ?
1.1. Trước tiên chúng ta cần hiểu thế nào là Marketing Mix?
Marketing Mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953 bởi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi.
1.2. Marketing Mix phát triển từ 4P thành 7P
Marketing Mix vốn có 4P gồm:
- Product (sản phẩm)
- Price (giá cả)
- Place (phân phối)
- Promotion (xúc tiến)
Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành 7P theo sự phức tạp và cải tiến của Marketing hiện đại. Sau đó được bổ sung thêm Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình
Vậy Marketing 7P là chiến lược Marketing Mix 4P kết hợp thêm 3 yếu tố Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý)
2. Những thành phần trong Marketing Mix 7P
2.1. Product (sản phẩm)
Sản phẩm là một mặt hàng được tạo ra nhằm đem lại lợi ích và đáp ứng nhu cầu của một nhóm đối tượng nhất định. Sản phẩm có thể là hàng hóa (hữu hình) hoặc dịch vụ (vô hình).
Mì Tiến Vua từng là một sản phẩm mới trong ngành hàng mì ăn liền vốn đã có rất nhiều đối thủ mạnh, và chỉ trong 3 tháng tung hàng, Tiến Vua đã đạt được những chỉ số mà các nhãn hàng khác phải mất ít nhất 6 tháng hoặc hơn để đạt được, với Proposition “Mì vì sức khỏe, do không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn”.
Trong quá trình phát triển sản phẩm, các doanh nghiệp (clients) thường phải nghiên cứu rất kỹ về thị trường và dự đoán vòng đời của sản phẩm (product life cycle) họ tạo ra. Là P đầu tiên trong mô hình 4P lẫn 7P. Product (sản phẩm) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Marketing hỗn hợp. Doanh nghiệp phải đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng đúng với nhu cầu của thị trường đang được nhắm đến, lợi ích của sản phẩm đó có thực sự đem đến trải nghiệm tốt và sự hài lòng cho người tiêu dùng.
2.2. Price (giá)
Giá của sản phẩm là số tiền mà người mua phải bỏ ra để có được sản phẩm đó. Đây là thành phần quan trọng trong việc đem lại lợi nhuận và quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp
Sau khi đã phát triển xong sản phẩm, doanh nghiệp sẽ bắt đầu định giá và nghiên cứu các chiến lược giá phù hợp với thị trường mục tiêu. Việc định giá bán quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến công ty gặp một số rắc rối, ảnh hưởng đến doanh thu và nguồn vốn của công ty. Nếu định giá quá cao, doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh lại so với các mặt hàng cùng loại khác trong ngành hàng nếu doanh nghiệp chưa có một danh tiếng nhất định trên thị trường. Còn khi định giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải vất vả trong vấn đề xoay sở các chi phí sản xuất và các khoản tiền để duy trì nội bộ.
Bên cạnh đó, về phía người tiêu dùng, giá cả cũng giúp định hình nhận thức về sản phẩm trong lòng họ. Khách hàng thường cho rằng giá quá rẻ nghĩa là sản phẩm đó không tốt khi so sánh với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu giá quá đắt và người tiêu dùng không tìm được lý do thuyết phục họ phải tin rằng sản phẩm của bạn chất lượng như giá tiền, họ chắc chắn sẽ không mua.
Giá cả của dịch vụ sẽ khó khăn hơn so với định giá hàng hóa. Trong khi những sản phẩm bình thường có thể dễ dàng được định giá bằng cách tính đến chi phí nguyên vật liệu.
Trong trường hợp, các chi phí dịch vụ (chi phí nhân công, chi phí đầu vào) cũng cần được tính.
Ví dụ: một nhà hàng không chỉ cần tính phí cho thức ăn được phục vụ mà còn phải tính chi phí cho môi trường tác động bên ngoài nữa.
Cách định giá của dịch vụ, sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng của khách hàng. Thông thường giá cao sẽ tạo tâm lý hài lòng cao hơn cho khách hàng. Vì mọi người nghĩ “Tiền nào của nấy”.
2.3. Place (phân phối)
Nơi phân phối sản phẩm là nơi khách hàng có thể tìm mua sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng một hệ thống hay mạng lưới bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả, đảm bảo cung ứng liên tục nguồn hàng và tạo ra sự tiện lợi cho người mua.
Tùy theo đặc điểm và hành vi của nhóm đối tượng khách hàng, các doanh nghiệp sẽ có những chiến lược phân phối và những kênh phân phối khác nhau. Một số các chiến lược phân phối thường thấy là: phân phối rộng rãi (sản phẩm được bán ở nhiều kênh, cửa hàng,…), phân phối độc quyền (sản phẩm được bán ở một kênh, cửa hàng hoặc chuỗi cửa hàng nhất định), phân phối chọn lọc (sản phẩm được bán ở một số kênh, cửa hàng,… nhất định), nhượng quyền.
Các kênh phân phối là đại diện cho nơi mà một sản phẩm có thể được trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu. Cửa hàng phân phối có thể là đại lý bán lẻ hay các cửa hàng thương mại điện tử trên internet. Sở hữu hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Nếu doanh nghiệp không đầu tư, phát triển kênh phân phối đúng mức có thể làm lãng phí công sức quảng cáo, sản xuất sản phẩm mà không đưa ra thị trường thành công.
2.4. Promotions (xúc tiến thương mại)
Các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết được về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được coi là xúc tiến thương mại. Từ ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự hơn, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm năng.
Các hoạt động ở khâu này gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên đài phát thanh,…Với ngân sách lớn hơn, doanh nghiệp có thể thực hiện tài trợ cho các chương trình truyền hình hay các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tổ chức các chương trình dành cho khách hàng thân thiết,… để tăng độ nhận biết thương hiệu với khách hàng đại chúng.
Tùy thuộc vào các chính sách về chi phí của từng doanh nghiệp, ngân sách chi cho Marketing và quảng cáo sẽ khác nhau. Cái quan trọng là bạn phải làm sao truyền tải được thông điệp của nhãn hàng và sản phẩm của mình đến với thị trường mục tiêu, khiến họ mua sản phẩm của bạn. Ngày nay, các nhãn hàng không chỉ đơn giản là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, mà thậm chí còn làm thay đổi thái độ và hành vi sử dụng của họ bằng cách educate người mua để tạo ra nhu cầu mới.
2.5. People (con người)
Con người bao gồm tất cả những nhân sự trong một doanh nghiệp, từ người đại diện thương hiệu cho đến người trực tiếp xúc với khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng trong việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, giúp xây dựng công ty phát triển vững chắc từ bên trong.
Việc có một đội ngũ nhân viên tốt và luôn sẵn sàng với xung đột tích cực sẽ thúc đẩy sự phát triển của công ty và cải thiện chất lượng làm việc. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần những nhân viên ưu tú, phù hợp và nhiệt huyết với công việc của mình. Tuy nhiên, thực tế, các doanh nghiệp thường sẽ tuyển những người phù hợp với văn hóa tổ chức của công ty, sau đó sẽ training cho họ những kỹ năng và kiến thức cần thiết trong suốt quá trình làm việc.
2.6. Process (quy trình)
Process – dùng để chỉ hệ thống quản trị và tổ chức của doanh nghiệp. Xây dựng một hệ thống quản trị (kênh bán hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống phân phối, quy trình làm việc giữa các phòng ban, các cấp,…) hợp lý sẽ giúp các công ty giảm thiểu được chi phí và tối đa hóa lợi nhuận trong quá trình hoạt động, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tối ưu.
2.7. Physical evidence (Bằng chứng vật lý)
Các yếu tố trưng bày bên trong của cửa hàng như: không gian của cửa hàng, biển hiệu của cửa hàng, trang phục làm việc của nhân viên,…
3. Ứng dụng mô hình Marketing Mix 7P
Các công ty cũng có thể sử dụng mô hình 7P để đặt mục tiêu và tiến hành phân tích theo SWOT. Đó là một khuôn khổ thực tế để đánh giá một doanh nghiệp hiện tại.
Để áp dụng mô hình Marketing Mix 7P chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau:
- Sản phẩm: bạn phát triển sản phẩm của mình bằng cách nào?
- Giá cả: làm sao để thay đổi mô hình định giá ?
- Địa điểm: các tùy chọn phân phối mới (tại cửa hàng, trực tuyến,…) có làm cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm
- Quảng cáo: làm cách nào để có thể thêm hoặc kết hợp các kênh truyền thông?
- Con người: nhân viên còn thiếu những kỹ năng gì?
- Điều kiện vật chất: làm thế nào để trấn an khách hàng
- Quy trình cung ứng: tìm kiếm đối tác mới và quản lý đối tác hiện tại tốt không?
KẾT LUẬN
Để hiểu rõ và áp dụng hiệu quả mô hình Marketing Mix 7P vào kinh doanh thì bạn cần tìm hiểu một cách cặn kẽ về Marketing Mixvà hiểu rõ 7P trong Marketing Mix là như thế nào. Hy vọng bài viết trên giúp ích cho bạn phần nào.
Có thể bạn quan tâm:
- Wifi Marketing là gì? 4 mô hình Wifi Marketing phổ biến nhất 2020
- Brand Marketing là gì? 5 hoạt động chủ yếu của Brand Marketing
- Facebook Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Facebook Marketing hoàn hảo
- Mobile Marketing là gì? Triển khai chiến dịch Mobile Marketing hiệu quả 2020
- Direct Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến dịch Direct Marketing hoàn hảo
- Marketing Automation là gì? Tất tần tật về Marketing Automation
- Viral Marketing là gì? Cách xây dựng chiến dịch Viral Marketing hiệu quả nhất
- Social Media Marketing là gì? Cách xây dựng lập kế hoạch Social 2020
- Outbound Marketing là gì? Các hình thức của Outbound Marketing hiện nay
- Inbound Marketing là gì? Hoạt động & chiến lược Inbound Marketing năm 2020
- Marketing Mix là gì? Tất tần tật về Marketing Mix năm 2020
- Trade Marketing là gì? Thiết lập chiến lược Trade Marketing cho doanh nghiệp
- Influencer Marketing là gì? Cách xây dựng chiến dịch Influencer Marketing hoàn hảo
- Affiliate Marketing là gì? Các bước kiếm tiền với Affiliate Marketing năm 2020
- Performance Marketing là gì? Những điều bạn cần biết về Performance Marketing
- SMS Marketing là gì? Lợi ích, các bước thực hiện chiến lược SMS Marketing
marketing mix 7p, marketing mix 7p là gì, chiến lược marketing mix 7p, marketing mix 7p definition, marketing mix 7p philip kotler, phân tích marketing mix 7p
Tham khảo thêm các thông tin khác tại: https://nhptrinh.blogspot.com
Nhận xét
Đăng nhận xét