Bộ nhận diện thương hiệu nhận diện thương hiệu là gì ? Chắc hẳn đây là điều thắc mắc của rất nhiều người? Hôm nay LADIGI Agency sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn về Bộ phận nhận diện thương hiệu. Hãy xem bài viết dưới đấy nhé!
1. Bộ phận nhận diện thương hiệu là gì ?
Bộ nhận diện thương hiệu thường dùng để nhận dạng thương hiệu là hình thức thể hiện thông qua hình ảnh, biểu tượng, ấn phẩm quảng cáo, ngôn từ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và lựa chọn sản phẩm. Nhiều nơi còn gọi là hệ thống nhận diện thương hiệu là nhữnghình ảnh thiết kế logo, tên thương hiệu, slogan hay những bộ tài liệu bán hàng. Đó là toàn bộ liệt kê cơ bản cho một bộ nhận diện thương hiệu.
2. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
2.1. Yếu tố nhận biết màu sắc và thiết kế logo
Dù không phác họa lại được chi tiết hình ảnh của một ngân hàng trong đầu nhưng người ta vẫn định hình được màu sắc đặc trưng: màu đỏ của Agribank, màu xanh của BIDV,… Đó là những yếu tố nhận biết đầu tiên, cơ bản nhất nhưng cũng tạo điểm ấn tượng nhất cho người nhìn.
Logo giúp nhận diện thương hiệu
2.2. Thiết kế bao bì, tem nhãn trên sản phẩm
Thiết kế bao bì sản phẩm đẹp, độc đáo, chuyên nghiệp không những khẳng định độc quyền về giá trị sản phẩm của công ty bạn mà còn là công cụ đắc lực trong việc bán hàng và đưa sản phẩm của bạn tới người tiêu dùng một cách rộng rãi hơn.
Mỗi sản phẩm được bán ra ngoài thị trường đều phải có một nét đặc trưng riêng của từng công ty, vừa tránh được hàng giả, hàng nhái, vừa là cơ sở pháp lý khẳng định độc quyền về sản phẩm. Đó chính là tem nhãn.
2.3 Bộ nhận diện ấn phẩm văn phòng
- Đặt tên thương hiệu
- Sáng tạo slogan
- Tiêu đề thư
- Hóa đơn
- Giấy viết thư
- Thẻ nhân viên
- Đồng phục nhân viên
- Phong bì thư
- Sổ tay nhân viên
2.4 Bộ nhận diện thương hiệu marketing
- Catalogue
- Brochure
- Tờ rơi và tờ gấp
- Hồ sơ năng lực
- Website
- Video quảng cáo
- Mũ, nón, áo thun
- Cặp, túi xách, sổ, bút
- USB, móc khóa
- Dù, ô, áo mưa
- Các phương tiện vận chuyển (ôtô, xe buýt)
2.5 Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời
- Bảng hiệu (ngang, dọc)
- Biển chỉ dẫn
- Billboard, Pano
- Không gian thiết kế nội thất
3. Tác dụng của bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp
- Giúp quy mô công ty của bạn trở nên to lớn hơn, chuyên nghiệp hơn…
- Nói nên bạn là ai, ngành nghề của bạn là gì mang lại cái nhìn thu hút hơn.
- Giúp cho doanh nghiệp bạn trở nên nổi bật, ấn tượng, dễ nhớ.
- Thu hút được nhà đầu tư, tăng cường sự tin tưởng của đối tác cũng như khách hàng.
- Giúp phân biệt, nổi bật doanh nghiệp của bạn trong ngành, đối thủ cạnh tranh.
- Thu hút được khách hàng mới, tăng doanh thu kinh doanh..
4. 5 bước xây dựng nhận diện thương hiệu
Có những trường hợp, việc tạo ra quá nhiều yếu tố gắn với nhận diện thương hiệu đã gây khó khăn cho việc giữ thương hiệu một cách nhất định. Những tập đoàn lớn hay doanh nghiệp nhỏ đều dễ dàng trượt ra khỏi “đường ray”, thậm chí họ không thể nào nhận ra điều này.
Việc không giữ được bản sắc riêng hay không thể gắn với một nhận diện thương hiệu nhất quán cuối cùng sẽ dẫn đến rất nhiều tiêu cực. Thương hiệu trở nên rời rạc, không đáng tin cậy và có thể đến mức gây bối rối cho khách hàng, nhân viên và thậm chí cả đội ngũ điều hành. Nếu cảm thấy nguy cơ này, doanh nghiệp hãy sử dụng những bước dưới đây để trở lại đúng hướng đi của mình:
4.1 Hiểu được giá trị của một thương hiệu
Thật khó có thể triển khai bất cứ kế hoạch nào nếu doanh nghiệp không hiểu lý do vì sao mình lại làm như thế. Đầu tiên, cần xác định lý do vì sao một thương hiệu lại quan trọng đến vậy. Cũng cần huấn luyện đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp hiểu được giá trị của việc định vị thương hiệu một cách nhất quán. Một thương hiệu nhất quán mang ý nghĩa rất quan trọng vì:
- Thể hiện sự chuyên nghiệp.
- Tạo dựng tính xác thực, đáng tin cậy: Khi trung thành với một nhận diện cốt lõi, doanh nghiệp sẽ phải chứng tỏ rằng bản sắc này là một phần có thật của thương hiệu, chứ không phải là “trang phục” tạm bợ tạo nên vì mục đích tiếp thị hay quảng cáo thời vụ.
- Mang lại sự rõ ràng, thông suốt: Một định vị nhất quán sẽ xóa bỏ tất cả sự lúng túng từ phía khách hàng về những giá trị mà thương hiệu này đại diện hay những thắc mắc như “doanh nghiệp này là ai, thể hiện cho cái gì”.
- Xây dựng niềm tin: Khách hàng sẽ đặt niềm tin vào một thương hiệu thể hiện một hình ảnh rõ ràng, xác thực và mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
- Giúp định hướng trong nội bộ: Một hệ thống nhận diện thương hiệu phải rõ ràng giúp nhân viên và ban điều hành đi đúng hướng với các giá trị cốt lõi và định vị thương hiệu đã đề ra ban đầu.
- Mang lại sự đơn giản: Khi hình ảnh thương hiệu được định nghĩa rõ ràng, rành mạch thì quyết định liên quan đến thương hiệu và Marketing sẽ dễ dàng tiến hành hơn khi đã có sẵn “khung định hướng” riêng.
Một thương hiệu không đơn thuần chỉ là hình thức tạo ra những LOGO. Nó nói lên “Bạn là ai?” và tại sao “Bạn lại mặt trên thị trường?”. Chính vì thế, hãy bảo đảm rằng những giá trị thương hiệu được thể hiện một cách rõ ràng hơn.
4.2 Xây dựng bộ hướng dẫn về hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand Guide)
Một khi đã hiểu rõ giá trị của một thương hiệu ,từ đó doanh nghiệp sẽ thấy tại sao một “Brand Guide” lại là một tài liệu cần thiết và quan trọng. Mọi doanh nghiệp, lớn nhỏ đều cần phải có một bộ hướng dẫn về hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh với những phần liên quan: Sứ mệnh của thương hiệu, định nghĩa về các giá trị và điều làm nên sự khác biệt; tinh thần chung, đặc điểm chung; cách sử dụng logo; mô tả bằng hình tượng; màu sắc của thương hiệu; kiểu chữ và cách trình bày chữ; các quy cách về bảng hiệu; định dạng truyền thông; nghệ thuật hình ảnh và phong cách đồ họa.
Doanh nghiệp có thể tham khảo các bộ “Brand Buide” khác để lấy ý tưởng xây dựng một tài liệu hoàn chỉnh và phù hợp cho riêng mình.
4.3 Ban hành bộ hướng dẫn sử dụng
Bộ “brand guide” không chỉ giải thích về mặt hình thức (cách mà công ty biểu hiện) mà còn thể hiện nền tảng cốt lõi của thương hiệu, nên cần được phổ biến cho tất cả phòng ban:
- Đội ngũ bán hàng: Để họ biết cách giới thiệu về các giá trị của thương hiệu dành cho khách hàng.
- Bộ phận sản xuất: Biết cách thiết kế sản phẩm và bao bì phù hợp với phong cách của thương hiệu.
- Các nhà tư vấn và cộng tác viên (bên thứ ba): Nhanh chóng học được cách cất lên tiếng nói và tạo lên phong cách khác biệt của thương hiệu.
- Các đối tác tiềm năng: Nhận diện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trước bước đến quan hệ hợp tác.
4.4 Kiểm tra và cập nhật các tài liệu thuộc về hệ thống nhận diện thương hiệu
Một khi đã xây dựng được bộ hướng dẫn nhất định và rõ ràng, hãy để cho bộ hướng dẫn này hoạt động ngay. Kiểm soát và cập nhật các tài liệu liên quan đến thương hiệu để bảo đảm rằng chúng phù hợp với bộ hướng dẫn mới.
Cập nhật những tài liệu về Marketing như: Website, mạng xã hội, danh thiếp, video…
Và cũng đừng quên những yếu tố như thiết kế cửa hàng, bao bì và nhãn hàng, đồng phục nhân viên hay nhạc nền cũng góp phần đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Hãy nhớ rằng thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ là chuyện đặt LOGO đúng chỗ mà là toàn bộ trải nghiệm của khách hàng khi dùng sản phẩm. Thương hiệu cần được thể hiện một cách chuyên nghiệp, bài bản ở bất cứ điểm tiếp xúc nào với khách hàng.
4.5 Lên kế hoạch cho tương lai
Sau khi thực hiện 4 bước trên, công việc của doanh nghiệp vẫn chưa hề kết thúc đâu nhé. Nếu không theo được bước cuối cùng này, doanh nghiệp có nguy cơ cao trở về nơi mà nó đã bắt đầu – dần dần rời xa nhận diện thương hiệu cốt lõi đã được định hướng từ khi bắt đầu.
Nếu không có một kế hoạch cam kết với sự chuyên nghiệp nhất quán trong tương lai, doanh nghiệp tự đặt mình vào nguy cơ trở lại cách làm cũ và dần mất đi bản sắc thương hiệu. Vì vậy, hãy lên một kế hoạch rõ ràng :
- Đặt ra lịch cập nhật hằng năm. Giữ thương hiệu nhất quán là điều vô cùng quan trọng bạn nhé , nhưng vẫn cần dành nhiều thời gian để đánh giá và cập nhật chiến lược thương hiệu mỗi khi doanh nghiệp thay đổi và phát triển.
- Đặt ra lịch trình cập nhật hằng năm đối với những hạng mục tài liệu đang được thiết kế. Phong cách và xu hướng thay đổi nên các yếu tố của thương hiệu cũng cần phát triển theo để bắt kịp xướng.
- Nên kiểm soát định kỳ các nội dung liên quan đến thương hiệu từ 1-2 lần mỗi năm để bảo đảm rằng bộ phận sáng tạo và thiết kế của bạn đang đi theo đúng tiến độ.
Có thể bạn quan tâm:
- Wifi Marketing là gì? 4 mô hình Wifi Marketing phổ biến nhất 2020
- Brand Marketing là gì? 5 hoạt động chủ yếu của Brand Marketing
- Facebook Marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược Facebook Marketing hoàn hảo
- Mobile Marketing là gì? Triển khai chiến dịch Mobile Marketing hiệu quả 2020
- Direct Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến dịch Direct Marketing hoàn hảo
- Marketing Automation là gì? Tất tần tật về Marketing Automation
- Viral Marketing là gì? Cách xây dựng chiến dịch Viral Marketing hiệu quả nhất
- Social Media Marketing là gì? Cách xây dựng lập kế hoạch Social 2020
- Outbound Marketing là gì? Các hình thức của Outbound Marketing hiện nay
- Inbound Marketing là gì? Hoạt động & chiến lược Inbound Marketing năm 2020
- Marketing Mix là gì? Tất tần tật về Marketing Mix năm 2020
- Marketing Mix 7P là gì? Những thành phần trong Marketing Mix 7P
- Trade Marketing là gì? Thiết lập chiến lược Trade Marketing cho doanh nghiệp
- Influencer Marketing là gì? Cách xây dựng chiến dịch Influencer Marketing hoàn hảo
- Affiliate Marketing là gì? Các bước kiếm tiền với Affiliate Marketing năm 2020
- Performance Marketing là gì? Những điều bạn cần biết về Performance Marketing
- SMS Marketing là gì? Lợi ích, các bước thực hiện chiến lược SMS Marketing
- Buzz Marketing là gì? Cách tạo Buzz gây bão truyền thông
- Marketing Research là gì? Các bước làm Marketing Research như thế nào?
- Marketing 4.0 là gì? Xu hướng Marketing 4.0 hiện nay (update 2020)
Tham khảo thêm các thông tin khác tại: https://nhptrinh.blogspot.com
Nhận xét
Đăng nhận xét