SILO được định nghĩa một cách đơn giản dễ hiểu là cách để bóc tách các nội dung website của bạn thành những chủ để nổi bật có nội dung liên quan đến nhau. Tối ưu SILO không những giúp người dùng tìm kiếm đúng chủ đề mà còn giúp cho bọ google có thể hiểu được website của bạn một cách nhanh nhất. Điều này giúp cho bạn thực hiện việc SEO website được tốt hơn cũng như khi Chú Gồ đánh giá cao website của bạn, đó cũng là tín hiệu tốt của bạn trên SERP phải không nào?
Định nghĩa
Cấu trúc silo cho phép người SEO/ SEM có thể phân phối và gom nội dung và cùng một chủ đề một cách dễ dàng . Người làm SEOwebsite sẽ biết cách sắp xếp chủ để chính, phụ nhằm tạo nên một guồng quay theo cấu trúc và có liên kết lẫn nhau.
Các nội dung ( bài post) có liên quan với nhau thì người SEO sẽ sắp xếp nằm trong cùng một silo ( là SILO bạn đang SEO rank TOP) điều này giúp Google hiểu và đánh giá chính xác hơn thứ hạng website của bạn trên thanh công cụ tìm kiếm.
Cấu trúc SILO giúp cho người dùng tìm kiếm thông tin nhanh hơn vì nó là dạng cấu trúc website chuyên sâu chia nội dung trên website chính thành các thư mục (category) riêng biệt. Những nhóm trong cấu trúc này sẽ tiếp tục được phân chia thứ bậc dựa trên các chủ đề lớn và nội dung đề cập đến chủ đề đó. Các nội dung nào chung trong một chủ đề thì mình gom lại một CHỦ ĐỀ LỚN .
Với một silo càng có nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì google ghi nhận độ liên quan của website sẽ cao hơn. Nhưng nếu bạn có một quy trình nghiên cứu từ khóa tốt và các trang bài viết của bạn chứa truy vấn tìm kiếm (Query) chính của người dùng về một chủ đề nào đó thì thật sự website của bạn sẽ có thứ hạng cao.
Triển khai mô hình SILO để làm gì?
– Điều hướng tất cả các bài đăng và Landing Pages trên website của bạn một cách dễ dàng
– Các bot công cụ tìm kiếm google có thể quét toàn bộ trang website của bạn một cách dễ dàng
Phân loại cấu trúc SILO trong SEO
SILO vật lý là gì?
SILO vật lý là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc cài đặt cấu trúc các thư mục URL như một thư viện mini chứa sách đúng theo chủ đề và từng khu vực nhằm gắn kết những liên kết có liên quan lại với nhau.
=> Cấu trúc chung để xác định nó là silo “tên domain/silopage/sub-silopage”.
Dựa vào cấu trúc chung này bạn có thể hình dung là người dùng và cũng như công cụ Google bot biết trang đó viết về chủ đề gì.
Đây là ví dụ từ trang Website Blog Hubspot
Đây là trang chủ: https://blog.hubspot.com
Silo page của trang đó: https://blog.hubspot.com/marketing
Sub-silopage thì như thế này : https://blog.hubspot.com/marketing/social-media-calendar-tools
SILO ảo là gì?
Silo ảo là hình thức sử dụng cấu trúc internal link của website để liên kết những nhóm bài liên quan, tách rời những bài không liên quan ra, tăng sức mạnh cho những landing page chính của từng silo.
Thiết lập SILO ảo
Để tớ show cho bạn một ví dụ đơn giản vừa dễ hiểu lại nhanh gọn, Bạn có thể áp dụng ngay trong việc tìm hiểu cấu trúc silo. Không quá nhiều lý thuyết mà tập trung vào sự hiểu của bạn!
Quay trở lại với website bên trên:
Bạn sẽ thấy đây là SILO vật lý :
- https://academy.hubspot.com/courses
- https://academy.hubspot.com/courses/inbound?library=true
- https://academy.hubspot.com/courses/instagram-marketing?library=true
Còn đây là SILO ảo:
- https://academy.hubspot.com/courses
- https://academy.hubspot.com/inbound
- https://academy.hubspot.com/instagram-marketing
Cách xây dựng cấu trúc SILO
Điều này được giải thích tốt nhất bởi Bruce Clay (chuyên gia SEO) với ví dụ về viên bi của mình. Bằng cách di chuyển nội dung của bạn vào các lọ được phân tách bằng cách phân loại, bạn sẽ làm rõ sự liên quan cho các công cụ tìm kiếm. Với các silo có tổ chức, bạn có thể có nội dung về nhiều chủ đề và vẫn xếp hạng cho từng chủ đề.
Phương thức 1: SILO Chiến Lược (SILO Strage)
Vấn đề là, thông thường chúng ta thường tập trung vào đi link cho các landing page và dần dần trong suốt quá trình xây dựng liên tục dễ biến thành spam. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng liên kết nội bộ để phân phối sức mạnh website và nhận được nhiều giá trị của liên kết. Tránh tình trạng chỉ tập trung đi link cho các landing page sẽ rất dễ biến thành spam trong suốt quá trình xây dựng liên tục.
Ngoài ra, khi xây dựng liên kết đến website, bạn cũng cần chú ý không để tối ưu hóa anchor text vì rất dễ dính án phạt của Google. Tuy nhiên khi liên kết giữa các trang hay bài viết trong cùng website thì bạn có thể thoải mái sử dụng các cụm từ khóa đối sánh cũng như các anchor text.
Phương thức 2: SILO Theo Category (SILO Category)
Được xác định như một chủ đề đa dạng do đó đó giống như tạo các danh mục trên mục tin tức với những từ khóa mục tiêu muốn xếp hạng. Tạo nội dung tuyệt vời cho từng loại – làm cho nội dung trở nên cụ thể hơn. sau đó là liên kết bài viết với các bài viết bằng các anchor text liên quan đến từ khoá của
#1 – Xác định chủ đề của website.
Để xác định được chủ đề của website, bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau:
- Chủ đề mà website của bạn đang muốn cạnh tranh là gì?
- Các chủ đề nào liên quan đến website của bạn?
- Tự mình kết hợp bước này với quá trình nghiên cứu từ khóa.
#2 – Tạo nội dung cụ thể cho từng loại
Câu hỏi đưa ra:
- Người dùng tìm đến content của bạn bằng cách nào?
- Làm cách nào để triển khai cụ thể cho chủ đề của website?
#3 – Kiểm tra link building
Rà soát cấu trúc liên kết hiện tại của website (bắt đầu bằng menu chính), chèn internal link liên kết giữa các trang để củng cố chủ đề của từng trang. Để làm được điều này, bạn nên theo dõi hành vi người dùng tìm kiếm content của bạn. Sử dụng các anchor text liên quan đến từ khoá của bạn để liên kết bài viết với các bài viết khác.
#4 – Liên kết các bài viết theo tiêu đề tới trang mục tiêu.
Đến bước này, bạn đã có chủ đề cho mình rồi. Nhiệm vụ của bạn lúc này là đăng tải các bài viết chất lượng, liên quan có chứa từ khóa mục tiêu vào silo tương ứng.
Tips: Khi mở cate mới thì tốt nhất bạn nên có khoảng 4-5 bài viết trên website
Phương thức 3: SILO theo Vòng tròn (Silo Circle)
Phương pháp này tạo ra một silo tròn của các bài đăng blog xung quanh một trang silo. Silo này của các bài đăng blog liên kết trực tiếp đến trang silo của bạn, tạo ra các tín hiệu liên quan lớn đến các công cụ tìm kiếm.
1. Tạo ít nhất 4 bài đăng trên blog về một chủ đề duy nhất liên quan đến trang silo mục tiêu của bạn.
2. Mỗi bài đăng blog phải liên kết đến một bài đăng blog khác trong silo nội dung.
3. Mỗi bài đăng trên blog phải liên kết trở lại trang silo.
4. Bài viết trên blog chỉ nên liên kết đến một trang silo. Liên kết đến các trang silo bổ sung phá vỡ vòng tròn liên quan.
5. Sao chép này cho mỗi trang silo bạn muốn xếp hạng.
Ví dụ nè :
Thực hành xây dựng cấu trúc SILO
Theo như cách làm hiện tại thì có 2 phần chính trong Silo đó là TẬP HỢP và PHÂN TÁCH:
TẬP HỢP => Những bài viết nội dung (content ) thật sự liên quan được tập hợp vào một nhóm lớn với chủ đề tương ứng.
PHÂN TÁCH => Tạo ra một hệ thống nội dung bài viết riêng biệt cho từng chủ đề đảm bảo việc Phân tách này đúng thì các nhóm này chỉ tương tác với những content ở cùng thể loại mà thôi.
- Bạn sẽ vừa dùng cả Tập hợp và Phân Tách khi tạo lập cấu trúc trang web và khi liên kết nội bộ với nhau.
Mấu chốt ở đây là các bạn đang tạo nên một vòng khép kín mà những nội dung liên quan của từng nhóm được móc nối một cách chặt chẽ với nhau qua liên kết nội bộ ( internal link) và guồng quay bài viết chỉ trong nhóm đó mà thôi.
Đến đây bạn có thể định nghĩa cấu trúc silo là gì rồi phải không? Bạn đã xây dựng cấu trúc silo đúng cho website của mình chưa?.
Nhận xét
Đăng nhận xét